Theo dõi Thông Tin Euro trên Google News
Gegenpressing được xây dựng và phát triển giữa vô vàn những cách thức vận hành bóng đá khác nhau. Chiến thuật này phổ biến hơn cả ở các quốc gia Anh, Đức với lối đá “trọng” tấn công. Cùng Thongtineuro.com tìm hiểu những thông tin cơ bản để giải thích và nắm bắt được cách chơi độc đáo sáng tạo này.
Gegenpressing được biết đến là gì?
Gegenpressing trong tiếng nước Đức được biết đến có nghĩa “chống phản lại”. Đây được xem như một triết lý bóng đá được HLV trứ danh Jurgen Klopp xây dựng và phát triển trở thành thương hiệu của mình. Thời còn dẫn dắt Mainz 05, ông đã “manh nha” hình thành và chiến thuật ngày trở nên hoàn thiện hơn khi HLV người Đức cầm CLB Borussia Dortmund, sau này là Liverpool.
Xây dựng trên nền tảng việc cầm bóng, dồn ép đối thủ, ghi bàn, ấn định tỷ số. Tuy nhiên chiến thuật bóng đá này lại phát triển theo hướng rất “triệt để” khi đòi hỏi các cầu thủ luôn tập trung cao. Họ phải giành lại bóng bên phần sân đối thủ để không cho đối thủ có cơ hội lên bóng.
Chiến thuật Gegenpressing bắt nguồn từ đâu?
Ý đồ cao nhất của lối chơi này bản chất muốn ngăn không cho đối phương có cơ hội tấn công. Điều này đòi hỏi cả tiền đạo cùng hệ thống sơ đồ đều phải liên tục chạy chỗ và có ý thức ngập lập tức giành lại bóng.
Như đã giới thiệu, chiến thuật này bắt nguồn từ việc xây dựng của Jurgen Klopp hướng đến lối chơi tấn công hoàn mỹ. Tuy nhiên một mình HLV cá tính này không thể hoàn thiện về lý thuyết và vận hành một cách trơn tru. Nhiều nguồn tin cho thấy, cố vấn của ông tại CLB Mainz 05 là Wolfgang Frank cũng là người cùng đặt nền móng cho chiến thuật này.
Cựu cố vấn của CLB Mainz 05 có tư duy bóng đá bị ảnh hưởng khá nhiều bởi huyền thoại CLB AC Milan và Italia là HLV Arrigo Sacchi. Dưới thời Sacchi, Rossoneri từng trở thành một thế lực của bóng đá châu Âu với 2 C1 cùng 1 Scudetto giai đoạn 1980 đến 1990.
Cách vận hành chiến thuật Gegenpressing trong bóng đá
Mỗi chiến thuật đều phải gắn liền với đội hình, cách sắp xếp cầu thủ cũng như định hình lối chơi. Những phân tích dưới đây sẽ giúp quý độc giả hiểu hơn về chiến thuật độc đáo này.
Về đội hình trong Gegenpressing
Chơi Gegenpressing một cách hiệu quả, yêu cầu đầu tiên đó chính là các cá nhân phải giữ tốt cự ly đội hình. Mỗi cá nhân đều phải đảm bảo được khu vực tranh chấp, tối kỵ cho việc đánh mất vị trí của mình. Họ có thể hỗ trợ cho nhau khi cần thiết và mang đến tình huống tranh chấp áp đảo về quân số.
Đội hình chiến thuật áp sát này thậm chí có quy định “5 giây” để luôn giành lại quyền kiểm soát bóng, đưa đối phương vào tình huống “xử lý vội”. Có rất nhiều sơ đồ đội hình đã được Jurgen Klopp áp dụng trong suốt những năm tháng ông ngồi trên chiếc ghế nóng tại sân Signal Iduna Park.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, các chiến thuật như 4-4-2, 3-5-2, 3-4-1-2 thường được ông sử dụng. Quyết định vận hành sơ đồ nào còn tùy thuộc vào phong cách chơi của đối thủ cũng như con người có trong tay ông.
Về lối đá theo chiến thuật Gegenpressing
Giống như rất nhiều cách chơi khách, Gegenpressing đề cao tính chi tiết và cụ thể. Vận hành một kèm một là nguyên tắc cơ bản nhất, buộc đối phương dù giành được bóng cũng luôn phải xử lý bằng đường chuyền.
Với những cá nhân kỹ thuật tốt, HLV Klopp yêu cầu từ 2 kèm một hoặc 3 kèm 2 để hạn chế không gian xử lý. Sai số của các cầu thủ khi gặp Dortmund giai đoạn này là rất lớn và đã mang về cho đội bóng chức vô địch Đức mùa 2011/12.
Một số vấn đề khác khi áp dụng Gegenpressing
Vận hành Gegenpressing cũng yêu cầu rất lớn về mặt sức mạnh và thể lực. Ngoài ra với những cá nhân có dấu hiệu “xuống sức” cần được thay đổi. Trong một số trường hợp, chiến thuật này có thể được gọi là phòng ngự từ xa hay chiến thuật “ruồi bâu” tùy từng cách hiểu.
Các cầu thủ ở gần vị trí bóng nhất luôn phải lao vào để bọc lót cho đối phương. Lần lượt các vị trí ở dưới sẽ kèm cầu thủ ở phía trên của đối thủ, đảm bảo luôn là ít nhất 1 kèm 1.
Nhược điểm của Gegenpressing trong bóng đá
Cách chơi nào cũng hai mặt lợi và hại, HLV tốt và con người tốt sẽ hạn chế tối đa nhược điểm và phát huy điểm mạnh. Một số nhược điểm dưới đây được tổng kết từ các ý kiến của chuyên gia nước ngoài đã nghiên cứu về chiến thuật này.
- Yêu cầu thể lực bền bỉ: Rõ ràng, việc liên tục kiểm soát bóng và giành lại quyền đề cao thể lực. Thông thường, đội bóng vận hành cách chơi này sẽ phải sử dụng tối đa quyền thay người.
- Dễ lộ ra sơ hở khi đối thủ sử dụng chuyền dài: Với một số đội bóng, việc chỉ cần vài nhịp chạm là bóng đã đến khung thành đối phương. Rõ ràng khi dâng lên, khoảng trống phần sân nhà là rất lớn, dễ bị đối phương khai thác khi mất bóng chủ quan.
- Dễ chấn thương: Va chạm là điều khó tránh khỏi trong bóng đá và áp sát liên tục cũng dễ xảy ra những tình huống chấn thương nặng.
- Khó duy trì liên tục trong 90 phút: Việc sử dụng cầu thủ chạy liên tục và liên tục, giành lại bóng và bọc lót cho nhau cực kỳ khó khăn để duy trì suốt 90 phút. HLV cần phải điều tiết và yêu cầu trong từng thời điểm cụ thể để tạo ưu thế về mặt tỷ số.
XEM THÊM: Chiến thuật xe buýt 2 tầng
Hiệu quả của chiến thuật Gegenpressing mang lại
Điểm mạnh của cách chơi áp sát này rất được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi với nhiều CLB mạnh từng theo đuổi. Gegenpressing giúp phòng ngự tốt hơn với một sơ đồ hình khối được định hình ngay từ đầu. Mỗi mắt xích khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ tạo nên sức mạnh rất lớn và dễ khiến đối thủ mắc sai lầm.
Ngoài phòng ngự tốt đó còn lại tấn công hay khi CLB của Klopp thường có những chiến thắng đậm đà và cực kỳ bất ngờ. Một mặt tạo ra được tâm lý hưng phấn cho cầu thủ và khiến khán giả luôn yêu thích cách chơi đó.
Có rất nhiều CLB đã áp dụng chiến thuật này theo nhiều kiểu hoặc một phần nào đó. Đầu tiên có thể kể đến Dortmund của HLV Klopp với 2 danh hiệu Bundesliga cùng việc vượt qua Real Madrid, tiến vào chung kết Champions League mùa 2012/13.
Tại Premier League, đội bóng chơi gần với lối đá áp sát ngay phần sân đối phương có thể kể đến Arsenal thời HLV Arsene Wenger những năm đầu 2010. Tuy nhiên trong giai đoạn này, ông chỉ giúp CLB luôn cán đích ở top 4 cùng các danh hiệu Cúp FA, vào đến tứ kết Champions League. Con người trong tay HLV người Pháp giai đoạn đó không cho phép CLB bứt phá hơn nữa.
FAQ về chiến thuật Gegenpressing
Nếu bạn vẫn còn một số lăn tăn về chiến thuật này thì hãy đọc ngay phần dưới đây. Có rất rất nhiều thông tin rất bổ ích.
Vì sao các HLV theo trường phái tấn công luôn yêu thích sử dụng Gegenpressing?
Đây là cách “thị uy” sức mạnh trước các đội bóng có trình độ yếu hơn. Cách chơi này như đã giới thiệu rất dễ khiến đối thủ mắc sai lầm và có những chiến thắng đậm đà, thậm chí định đoạt trận đấu ngay từ hiệp 1.
Chiến thuật này có những phiên bản chiến thuật nào tương tự?
Lý luận và định hướng khác nhau nhưng có thể tìm được điểm chung giữa cách chơi áp sát này với chiến thuật Tiki – Taka của HLV Pep Guardiola. Đây cũng là cách chơi tấn công áp sát ngay phần sân đối thủ, tuy nhiên không đề cập quá nhiều đến hiệu quả phòng ngự.
Theo Thông Tin Euro, Gegenpressing chính là chiến thuật dồn ép đối thủ đế ấn định bàn thắng. Những lối đá hay cùng sơ đồ thú vị đã khẳng định được hiệu quả và đến nay vẫn được nhiều HLV áp dụng triệt để.