Phòng ngự phản công (Counter – attack) khoa học và hiệu quả

Phòng ngự phản công (Counter - attack) khoa học và hiệu quả

Theo dõi Thông Tin Euro trên Google News

Phòng ngự phản công (Counter – attack) phong cách thi đấu vô cùng tuyệt vời và hiệu quả. Không chỉ những đội bóng yếu mà thậm chí các ứng cử viên vô địch cũng đã từ áp dụng lối đá trên để thu về thành công. Từ khái niệm cho tới những ưu nhược điểm của sơ đồ sẽ được Thông Tin Euro giới thiệu ngay sau đây.

Chiến thuật phòng ngự phản công (Counter – attack) là gì?

Chiến thuật phòng ngự phản công (Counter – attack) là một trong những phong cách thi đấu hiệu quả và rất phổ biến ở bóng đá hiện đại. Hiểu đơn giản thì các đội khi áp dụng chiến thuật bóng đá sẽ tập trung phòng ngự chặt chẽ sau đó nhanh chóng chuyển đổi trạng thái sang tấn công.

Trong giai đoạn phòng ngự, đội bóng triển khai đội hình lùi sâu, tập trung số đông ở sân nhà nhằm bảo vệ khung thành. Với lối chơi phòng ngự phản công (Counter – attack) các cầu thủ thường được yêu cầu kèm chặt đối thủ, cắt đứt các đường chuyền và tạo áp lực để buộc họ mắc sai lầm.

Khi đoạt được bóng, đội sẽ chuyển nhanh từ phòng ngự sang tấn công với tốc độ cao. Những đường chuyền dài chính xác nhằm đưa bóng lên phía trên được thực hiện. Lúc này các cầu thủ tiền đạo sẽ khai thác khoảng trống do đối phương để lại và làm bàn.

Chiến thuật phòng ngự phản công (Counter - attack) rất tuyệt vời
Chiến thuật phòng ngự phản công (Counter – attack) rất tuyệt vời

Chiến thuật phòng ngự phản công (Counter – attack) bắt nguồn từ đâu?

Lối đá trên đã được hình thành từ nhiều thập kỷ về trước, cụ thể đó là những năm đầu thế kỷ 20. Các HLV khi đó đã suy nghĩ và tìm ra cách thức đối đầu hiệu quả với những đội bóng có phong cách tấn công mạnh mẽ.

Một trong những người tiên phong với việc sử dụng chiến thuật này là HLV người Áo, Karl Rappan ở những năm 1930. Ông đã phát triển “Verrou” (còn gọi là “Swiss bolt”), một hệ thống phòng ngự chặt chẽ kết hợp với các đợt phản công nhanh.

Sau đó, vào thập kỷ 1960 và 1970, chiến thuật phòng ngự phản công tiếp tục được phát triển và hoàn thiện bởi HLV người Ý, Helenio Herrera. Ông đã áp dụng đồng thời cải tiến chiến thuật này với CLB Inter Milan để tạo ra hệ thống “Catenaccio” nổi tiếng.

Nói chung chiến thuật phòng ngự phản công (Counter – attack) không phải sản phẩm của một cá nhân mà là kết quả của cả quá trình dài. Trong đó các HLV liên tục phát triển, cải tiến trong nhiều thập kỷ của làng túc cầu để phù hợp với đội bóng mà bản thân dẫn dắt.

Helenio Herrera người phát triển rất tốt lối chơi
Helenio Herrera người phát triển rất tốt lối chơi

Cách vận hành chiến thuật phòng ngự phản công (Counter – attack)

Muốn áp dụng tốt lối đá trên các đội sẽ không chỉ cần dồn người vào phòng ngự để chờ thời cơ mà còn cần nhiều điều kiện khác. Chi tiết như sau:

Đội hình trong phòng ngự phản công

Có khá nhiều sơ đồ phù hợp với phong cách trên khi yêu cầu chỉ là cân bằng giữa khả năng tấn công nhanh và phòng ngự. Cụ thể như 4-4-2, 4-2-3-1 hay 5-3-2, trong đó chi tiết về từng vị trí gồm:

  • Hàng thủ: Cần 4 – 5 người để đảm bảo đủ khả năng bọc lót cho nhau trước những tình huống áp lực từ đối phương.
  • Tiền vệ: Sẽ có 2 hoặc 3 cầu thủ với thiên hướng phòng ngự để hỗ trợ hàng thủ, đồng thời phát động tấn công một cách nhanh chóng.
  • Tiền đạo: Luôn có ít nhất một cầu thủ sở hữu tốc độ cao ở bên trên nhằm đón bóng từ các đường chuyền dài vào khoảng không đối phương để lại.

Lối chơi trong phòng ngự phản công

Cần rất nhiều toan tính để cách đá trên tạo được thành quả. Cụ thể các đội bóng cần:

  • Phòng ngự chắc chắn: Người chơi phải duy trì vị trí, không dâng cao quá mức để tránh bị đối phương khai thác. Cần tập trung vào việc kèm chặt, cản phá và ngăn chặn các đường chuyền của đối thủ.
  • Chuyển đổi nhanh: Khi đoạt được bóng, đội phải nhanh chóng chuyển từ phòng ngự sang tấn công bằng các đường chuyền dài chính xác. Sẽ không có quá nhiều thời gian để suy nghĩ nên tốc độ chính là yếu tố then chốt.
  • Khai thác khoảng trống: Cầu thủ tấn công nhanh chóng di chuyển vào lỗ hổng do đối phương để lại khi họ mải miết dâng cao. Lúc này sự nhanh nhẹn và kỹ thuật cá nhân tốt của hàng tiền đạo là điều quan trọng.
Vận hành cách đá phòng ngự phản công cần chuyển trạng thái nhanh
Vận hành cách đá phòng ngự phản công cần chuyển trạng thái nhanh

Các yếu tố khác trong chiến thuật Counter – attack

Ngoài lý thuyết trên, để xây dựng và vận hành tốt chiến thuật phòng ngự phản công (Counter – attack) các cầu thủ cần sở hữu:

  • Sự ăn ý: Việc phối hợp nhịp nhàng giữa các cầu thủ là quá đỗi quan trọng. Tất cả phải hiểu rõ vai trò của mình và tạo được mối liên kết với nhau.
  • Kỷ luật chiến thuật: Mọi thành viên phải tuân thủ chiến thuật một cách nghiêm ngặt, duy trì vị trí và thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Nôn nóng vội vàng đảm bảo sẽ khiến ý đồ chơi bị phá sản hoàn toàn.
  • Linh hoạt: Đội bóng cần có khả năng điều chỉnh linh hoạt, thay đổi chiến thuật tùy theo tình huống trên sân. Rất nhiều ông lớn của làng túc cầu từng cố tình nhường thế trận cho đối thủ để họ dâng cao sau đó bất ngờ chuyển trạng thái kết liễu.

Nhược điểm của chiến thuật phòng ngự phản công (Counter – attack)

Dù rất hiệu quả nhưng đương nhiên lối đá trên cũng phải đối mặt với khá nhiều rủi ro. Cụ thể là:

  • Phụ thuộc vào việc kiên nhẫn: Đội sẽ không được dâng cao và liên tục chịu áp lực từ đối thủ do vậy nhiều khi các cầu thủ sẽ thiếu đi sự bình tĩnh cần thiết.
  • Yêu cầu cao với tiền đạo: Cơ hội tấn công không nhiều nên buộc phải chắt chiu vì thế cầu thủ phía trên phải sở hữu tốc độ và khả năng dứt điểm tốt.
  • Phá sản khi bị dẫn trước: Lúc này đội buộc phải thay đổi để tìm bàn gỡ do đó không thể kiên nhẫn phòng ngự và dễ dẫn đến sụp đổ toàn hệ thống.
  • Đòi hỏi độ chính xác cao: Người phát động phải có nhãn quan chiến thuật tốt và một đôi chân thật “ngoan” để đặt trái bóng vào đúng vị trí cần đến. Một sự chần chừ hay những đường chuyền quá mạnh/ nhẹ sẽ khiến cơ hội trôi qua đáng tiếc.
Tiền đạo cần tốc độ và sự chính xác để chơi phòng ngự phản công
Tiền đạo cần tốc độ và sự chính xác để chơi phòng ngự phản công

Hiệu quả mà chiến thuật phòng ngự phản công (Counter – attack) mang lại

Lối đá trên đem tới rất nhiều cơ hội chiến thắng cho những đội bóng không sở hữu lực lượng quá đỗi mạnh mẽ. Bởi chỉ cần phòng ngự kín kẽ đối thủ rồi sẽ “say máu” tấn công và để lộ vô số khoảng trống nơi hàng thủ. Ví dụ điển hình là trường hợp của Leicester City mùa 2015/2016.

Bầy Cáo khi đó chỉ sở hữu đội hình tầm trung nhưng lại lên ngôi vô địch Ngoại Hạng Anh. Điểm mạnh trong sơ đồ của họ là bộ đôi Jamie Vardy cùng Riyad Mahrez, cả hai đều sở hữu tốc độ và khả năng dứt điểm cực nhạy bén.

Ngoài ra đội tuyển Ý tại World Cup 2006 cũng đã vô cùng thành công với chiến thuật phòng ngự phản công (Counter – attack). Họ duy trì hệ thống phòng ngự vững chắc sau đó nhanh chóng chuyển đổi khi có cơ hội. Trong trận chung kết với Pháp, thầy trò HLV Marcello Lippi đứng vững sau 120 phút và chiến thắng nhờ luân lưu.

Tuyển Ý lên ngôi World Cup 2006 nhờ phòng ngự phản công
Tuyển Ý lên ngôi World Cup 2006 nhờ phòng ngự phản công

Diego Simeone – huyền thoại của Atletico Madrid

Diego Simeone, huấn luyện viên của Atletico Madrid, được coi là một trong những chiến lược gia xuất sắc nhất của bóng đá hiện đại, đặc biệt nhờ phong cách chơi phòng ngự phản công. Kể từ khi tiếp quản đội bóng vào năm 2011, Simeone đã đưa Atlético Madrid từ một đội bóng tầm trung trở thành một thế lực đáng gờm tại châu Âu.

Chiến thuật của Simeone dựa trên nền tảng phòng ngự chắc chắn, kỷ luật và tổ chức cao. Các cầu thủ của ông được huấn luyện để duy trì cự ly đội hình chặt chẽ, làm cho đối thủ gặp nhiều khó khăn trong việc xuyên phá.

Điểm nổi bật của chiến thuật này chính là khả năng chuyển đổi từ phòng ngự sang tấn công một cách nhanh chóng và hiệu quả. Những pha phản công của Atletico thường rất sắc bén, với sự góp mặt của các cầu thủ nhanh nhẹn và kỹ thuật như Antoine Griezmann hay Joao Felix.

Dưới sự dẫn dắt của Simeone, Atletico Madrid đã giành được nhiều danh hiệu quan trọng như La Liga, Copa del Rey và UEFA Europa League. Thành công của họ không chỉ nhờ vào những cầu thủ tài năng mà còn nhờ khả năng áp dụng chiến thuật phòng ngự phản công một cách xuất sắc của Simeone.

Có thể nói chiến lược này đã giúp Atletico không chỉ vững vàng trước các đội bóng mạnh mà còn trở thành một đối thủ đáng gờm, luôn sẵn sàng đánh bại bất kỳ đội bóng nào trên con đường chinh phục các danh hiệu lớn. Đồng thời ghi tên Diego Simeone trở thành một huyền thoại sống của Madrid.

XEM THÊM: Chiến thuật Gegenpressing

FAQ về phòng ngự phản công (Counter – attack)

Ngoài những vấn đề đã nêu phía trên các câu hỏi sau đây sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn nữa về lối đá. Đọc ngay để có thêm thông tin quý báu.

Các đội bóng rất mạnh có bao giờ đá phòng ngự phản công không?

Có! Trong trường hợp họ không thể xuyên phá đối thủ, HLV sẽ chỉ đạo đội chủ động nhường thế trận và chuyển sang phòng ngự – phản công nhằm thay đổi cách tiếp cận. Ví dụ Pháp ở World Cup 2022 sau khoảng 10-15 phút đầu bế tắc họ thường lùi sâu, chỉ để Mbappe ở phía trên.

Việt Nam thời HLV Park Hang Seo có phải đã sử dụng phòng ngự phản công (Counter – attack)?

Đúng! Khi đó chúng ta lấy nòng cốt là hàng thủ và tận dụng khả năng tạo đột biến từ Quang Hải. Thậm chí khi đá với những đội yếu hơn như Indonesia hay Malaysia, thầy Park vẫn chỉ đạo các học trò lùi sâu chờ đợi phản công.

Thủ môn đóng vai trò gì trong chiến thuật trên?

Ngoài việc cản phá những người gác đền cần sở hữu khả năng chơi chân tốt (nếu có thể). Rất nhiều trường hợp chính thủ môn là người phát động tấn công bằng những đường chuyền vượt tuyến. Họ ngay lập tức sở hữu 1 kiến tạo nếu tiền đạo dứt điểm tốt.

Trên đây là những dữ liệu tổng hợp về chiến thuật phòng ngự phản công (Counter – attack) trong bóng đá. Thongtineuro.com tin rằng các bạn đều đã ít nhiều thấy được sự thú vị về lối chơi này để hiểu hơn về chiến thuật của các HLV cũng như thế trận trên sân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *